Tóm tắt
báo cáo của GS.TS.
NGƯT Thái Văn Thành – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh với tham luận “Áp
dụng mô hình CDIO về đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Vinh” tại buổi tọa
đàm “Mô hình đào tạo giáo viên: Đổi
mới và chất lượng” do Bộ GD&ĐT chủ trì
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN CDIO
• CDIO =Conceive – Design – Implement – Operate (Hình
thành ý tưởng – Thiết kế - Triển khai – Vận hành) là một mô hình đổi mới
giáo dục xuất phát từ Viện công nghệ Massachussetts Hoa Kỳ (MIT). CDIO có thể
đáp ứng nhu cầu mới của các doanh nghiệp và các bên liên quan trong việc nâng
cao khả năng của sinh viên tiếp thu các kiến thức cơ bản, đồng thời đẩy mạnh
việc học các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, xây dựng quy trình và hệ thống, chế
tạo sản phẩm. Quy trình đào tạo CDIO bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo,
xây dựng chuẩn đầu ra và căn cứ vào chuẩn đầu ra (outcome-based) để thiết kế
chương trình. Quy trình này được xây dựng đảm bảo tính khoa học và tính thực
tiễn chặt chẽ với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm nhà tuyển dụng, cựu
sinh viên, sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học, v.v.
CHUẨN ĐẦU RA CTĐT CDIO BAO GỒM 4 KHỐI
KIẾN THƯC, KỸ NĂNG
(1) Kiến thức chuyên
ngành và năng lực lập luận (Disciplinary knowledge and reasoning);
(2) Kỹ năng, phẩm
chất cá nhân và nghề nghiệp (Personal and professional skills and
attributes);
(3) Kỹ năng liên
nhân bao gồm làm việc nhóm và giao tiếp (interpersonal skills: teamwork and
communication);
(4) Kỹ năng hình
thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh thực tiễn
doanh nghiệp, môi trường và xã hội (CDIO systems in the enterprise, societal
and environmental context).
• Các kiến thức và kỹ
năng này được tích hợp trong chương trình đào tạo và phân nhiệm cụ thể cho từng
môn học dựa trên ma trận chương trình.
• Mỗi môn học đều góp
phần vào việc đạt chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình đào tạo ở các mức độ
khác nhau. Từng giảng viên phải tuân thủ các chuẩn mực của chương trình về nội
dung và mức độ giảng dạy tương ứng I - T- U (Introduce: giới thiệu, Teach:
dạy, Utilize: vận dụng) để tránh dạy trùng lặp hoặc bỏ sót kiến thức,
kỹ năng đã được xác định.
• CDIO xuất phát từ
ngành kỹ thuật hàng không và hiện nay việc áp dụng mô hình này vẫn phổ biến
nhất đối với các ngành kỹ thuật. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mô hình đào
tạo này đã thể hiện tính phù hợp và ưu việt của nó đối với việc đào tạo kỹ sư
trong kỷ nguyên cách mạng 4.0.
Sinh viên được đào
tạo theo mô hình CDIO có thể bắt tay ngay vào thế giới việc làm mà gần như
không phải đào tạo lại. CDIO có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho
nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành đào tạo kỹ sư, vì nó đảm bảo
khung kiến thức và kỹ năng, chẳng hạn áp dụng cho khối ngành kinh tế, quản trị
kinh doanh, sư phạm….
• Nhiều trường ĐH lớn
trên thế giới áp dụng CDIO cho các ngành phi kỹ thuật: Trường ĐH Bách khoa
Singapore, ĐH Khoa học ứng dụng Phần Lan .ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, v.v.
Người khởi xướng CDIO, Giáo sư Edward
Crawley của MIT cũng lưu ý rằng CDIO có thể áp dụng cho các ngành phi kỹ thuật
dựa trên 12 tiêu chuẩn CDIO như sau:
• - Xác định bối cảnh
nghề nghiệp làm xuất phát điểm cho việc thiết kế chương trình (Tiêu chuẩn
CDIO 1).
• - Khảo sát ý kiến
các bên liên quan để xác định yêu cầu chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp
(Tiêu chuẩn CDIO 2).
• - Điều chỉnh các
thành tố CDIO về chương trình và phương pháp sư phạm phù hợp với yêu cầu của
ngành đào tạo (Các tiêu chuẩn CDIO 3-11).
• - Áp dụng các
nguyên lý phát triển chương trình và kiểm định chất lượng theo CDIO (Tiêu chuẩn
CDIO 12).
• - Chương trình đào
tạo CDIO ngành sư phạm của ĐH Vinh: 125 TC/36 học phần, được cấu trúc tích hợp
kiến thức và kỹ năng xác định ở chuẩn đầu ra của mỗi chương trình. Từ năm thứ nhất sinh viên học Nhập môn ngành sư phạm đã được làm quen
với thực tiễn nghề nghiệp, làm việc nhóm để xây dựng đồ án học tập. Trong quá trình học tập sinh viên thường xuyên thực hiện các đồ án,
trong đó có các đồ án liên môn. Việc tích hợp các chủ đề học tập sẽ giúp sinh
viên làm quen dần với chương trình giáo dục phổ thông mới.
• - Về kiểm tra đánh
giá: Chú trọng đánh giá quá trình, Kiểm tra đánh giá CDIO: 10% chuyên cần + 20% làm việc
nhóm, bài tập cá nhân…. + 20% giữa kỳ + 50% cuối kỳ.
Một số đánh giá bước đầu về CTĐT CDIO ngành sư phạm tại Trường Đại học
Vinh
• CĐR CTĐT tiếp cận
CDIO cho các ngành sư phạm được xây dựng rất khoa học và có tính thực tiễn
cao vì chuẩn này dựa trên kết quả khảo sát của các bên liên quan bao gồm các
chuyên gia, giáo viên, cựu sinh viên, các nhà quản lý trường phổ thông, sở và
phòng giáo dục, giảng viên sư phạm và sinh viên. Dựa trên chuẩn đầu ra đã được
tham vấn các bên liên quan, Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo tích
hợp bao gồm các môn học và khối kiến thức đảm bảo sinh viên đạt được chuẩn đầu
ra sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Song song với việc trang bị kiến
thức chuyên ngành, sinh viên được hình thành các phẩm chất cá nhân và các kỹ
năng liên nhân như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết phục, trình bày, tư duy
phản biện, v.v. rất cần thiết cho người giáo viên thời đại cách mạng 4.0. CTĐT
CDIO ngành sư phạm đã bao phủ đầy đủ các kiến thức và kỹ năng “cứng” cũng như
kỹ năng “mềm” mà chương trình trước đây còn thiếu.
• CTĐT CDIO chú trọng
dạy học theo đồ án (Project-based learning), có ít nhất 2 đồ án tổng thể có đầy
đủ các thành tố C-D-I-O: Năm đầu (đơn giản) & Năm cuối (mức độ giáo viên
mới ra trường).
Tương tác GV-SV thường
xuyên, tăng sự gắn bó thầy –trò, sinh viên chủ động hơn trong việc tự học,
làm việc nhóm, tìm kiếm tài liệu, nội dung học tập; có ý thức tốt hơn; ….Khả
năng trình bày báo cáo bằng văn bản và trình diễn của sinh viên tốt hơn.
KẾT LUẬN
• - Đào tạo giáo viên
trong trường đại học đa ngành để tận dụng thế mạnh về cở sở vật chất, nhân lực
của các ngành đào tạo ngoài sư phạm.
• - Sinh viên được
chuyển đổi ngành, nghề linh hoạt trong quá trình đào tạo để thích ứng với thị
trường lao động.
• - Sinh viên sư phạm
trong môi trường đa ngành có tư duy năng động và thích ứng nhanh với xã hội.
• - CDIO = Đào tạo
tích hợp, tiếp cận năng lực.
|