Năm 2024, Trường Đại học Vinh tuyển sinh và đào tạo ngành Quốc tế học (International Studies)

Tên ngành: Quốc tế họcmã ngành 7310601

Năm tuyển sinh: 2024

Hình thức đào tạo: Chính quy

Chỉ tiêu: 30 thí sinh

Nhu cầu và vị trí việc làm:

Quốc tế học (International Studies) là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành
có khuynh hướng dựa trên các ngành khoa học xã hội (khoa học chính trị,
kinh tế học, xã hội học, luật học và truyền thông) và nhân văn (lịch sử, văn
hoá, ngôn ngữ). Trọng tâm của Quốc tế học là nghiên cứu các vấn đề toàn cầu
trong quá khứ và hiện tại như kinh tế chính trị, hệ thống xã hội, nghiên cứu
các tổ chức và các vấn đề quốc tế và xuyên quốc gia.

Thực tiễn phát triển của đất nước trong những năm gần đây đang đặt ra
yêu cầu ngày càng cao về hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trên tất cả các
lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội. Trong đó, trường đại học đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước nói
chung, trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, học thuật, ngôn ngữ,
văn hóa nói riêng.

Hiện nay, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại đa phương với vị thế và tiềm lực

ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Đất nước ta có quan hệ ngoại giao với gần 190 quốc gia,

xây dựng quan hệ đối tác chiến
lược và toàn diện với 25 nước, trong đó có mối quan hệ gần gũi và hợp tác
nhiều mặt về kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục với một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…

Với Trung Quốc, trên cơ sở của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện, trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát
triển rất nhanh, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của mỗi nước.
Kể từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của
Việt Nam, trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị
trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ta, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại
lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,
thương mại 2 chiều Việt Nam – Trung Quốc năm 2021 đạt 165,8 tỉ USD, tăng
24,6% so năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt
gần 56 tỉ USD, tăng 14,5% và nhập khẩu xấp xỉ 110 tỉ USD từ Trung Quốc,
tăng tới 30,5% so với năm 2020. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối

28 tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ
đứng sau Hoa Kỳ. Luỹ kế đến tháng 11/2020, Trung Quốc đầu tư tổng cộng
18 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 3.087 dự án. FDI của Trung Quốc có
mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ hai với tổng
vốn đầu tư 618 triệu USD, chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư.. Hiện nay có hơn
11.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường đại học ở Trung
Quốc và khoảng 2.000 du học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.
Trong khi đó, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất
trong lịch sử. Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển
kinh tế của Việt Nam và ngược lại. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng
hàng đầu của Việt Nam; là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ hai,
đối tác du lịch lớn thứ ba, quan hệ thương mại lớn thứ tư của chúng ta. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 đạt hơn 30 tỷ USD. Về đầu tư trực tiếp,
lũy kế đến tháng 9/2020, Nhật Bản có 4.595 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt
Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số
136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quan hệ hợp tác về giáo
dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức, Nhật Bản là
một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo dục
đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh
vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 100.000 người
trong tổng số hơn 230.000 người Việt đang sinh sống, học tập, lao động tại
Nhật Bản.

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ phát
triển với tốc độ nhanh chóng hiếm thấy trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là
về kinh tế, chính trị và văn hóa. Trong đó, hợp tác kinh tế có thể được xem là
một điểm sáng quan trọng trong quan hệ hai nước. Hàn Quốc là đối tác quan
trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA và
thứ hai về thương mại. Doanh nghiệp Hàn Quốc có đóng góp hết sức quan
trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của
Việt Nam năm 2018. Kim ngạch thương mại song phương năm 2019 đạt hơn
70 tỷ USD. Ngoài ra, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ hai
của Việt Nam. Hiện Việt Nam có hơn 48.000 lao động đang làm việc và
58.000 sinh viên đang học tập tại Hàn Quốc. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ thông

29 thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp
phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS).

Trong bài báo khoa học “Quốc tế học ở Việt Nam: cơ hội và thách
thức”, GS. Phạm Quang Minh cho rằng: “Quốc tế học/Nghiên cứu Quốc tế
(International Studies) là những lĩnh vực nghiên cứu liên ngành có khuynh
hướng dựa trên các ngành khoa học xã hội (khoa học chính trị, kinh tế học, xã
hội học, luật học và truyền thông) và nhân văn (lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ).
Trọng tâm của Nghiên cứu quốc tế là các vấn đề toàn cầu trong quá khứ và
hiện tại bao gồm vấn đề hoà bình và xung đột giữa các quốc gia, kinh tế chính
trị quốc tế và phát triển, so sánh các hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị, nghiên
cứu các tổ chức và các vấn đề quốc tế và xuyên quốc gia.”; “Quốc tế học là
ngành học không thể thiếu được trong hệ thống đào tạo và nghiên cứu của
một quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam vì nhu cầu hội nhập vào khu vực và
thế giới ngày càng tăng của đất nước”.

Hiện nay, theo khảo sát, tại Việt Nam đã có nhiều trường đại học mở
mã ngành đào tạo đại học Quốc tế học, ví dụ như Trường ĐH KHXH và NV,
Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Huế, Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại học
Đà Nẵng, Trường Đại học Đà Lạt, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh…
Ngoài các cơ sở trên, ở Việt Nam, ngành Quốc tế học/Quan hệ quốc tế còn
được đào tạo và nghiên cứu ở Khoa Quan hệ quốc tế (Học viện Chính trị-
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa Quan hệ Quốc tế (Trường Đại học
Dân lập Đông Đô), Khoa Quốc tế học (Đại học Hà Nội), Khoa Quốc tế học
(Trường Đại học Đà Nang), Khoa Quốc tế học (Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh), Khoa Quan hệ quốc tế (Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành
phố Hồ Chí Minh), Khoa Quốc tế học (Đại học Huế), Khoa Quan hệ quốc tế
(Đại học Dân lập Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh)...