Thông tin tuyển sinh: Thông báo tuyển sinh ngành Thú y

Thông tin đề án: 

 

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, phát triển chăn nuôi đến năm 2030 nói riêng, tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nguồn thu của ngành nông nghiệp sẽ tăng lên 48 - 50%, chăn nuôi hiện đang là ngành sản xuất hàng hóa lớn với giá trị sản xuất luôn được duy trì ở mức cao, tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ) có xu hướng tăng, góp phần quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của ngành nôngnghiệp. Ngành chăn nuôi thu hút khối lượng lớn nguồn lực của xã hội, nhất là đầu tư nước ngoài. Hiện nay, tại Việt Nam đã có mặt hầu hết các hãng thức ăn chăn nuôi nổi tiếng của thế giới như CP, Cargil, Deuheus, Guyomuch, CJ…, cùng nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như Massan, Hòa Phát, PAN… 

Lĩnh vực con giống và thuốc thú y cũng đang thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam. Có thể nói: “Trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất, mà phần lớn đều do tư nhân đầu tư, nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y với trên 99% vốn đầu tư là của tư nhân”, chỉ tiêu đó cho thấy xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi và nhu cầu cao về đội ngũ cán bộ thú y có trình độ cao để phục vụ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi. Mặt khác, theo khảo sát, đội ngũ cán bộ thú y cấp cơ sở hiện nay đang rất thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn, chủ yếu là cán bộ học sơ cấp, trung cấp hoặc ngành đào tạo khác kiêm nhiệm làm công tác thú y tại địa phương. Trong khi đó, trong thời gian vừa qua với quy mô ngành chăn nuôi ngày càng phát triển thì dịch bệnh trong chăn nuôi cũng ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, nhu cầu về đội ngũ cán bộ thú yđủvềsốlượngchuyênmônsâuvềthúyrấtcấpthiết. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ thì các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể bị lây lan giữa các quốc gia một cách nhanh chóng thông qua các con đường như buôn lậu động vật qua biên giới, hoặc qua người du lịch từ nước này sang nướckhác.Mặt khác, vấn đề biến đổi khí hậu và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều loại dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật có khả năng lây sang người ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày nay  cũng đang là vấn đề nóng cần được giải quyết, đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong tương lai không xa, con người sẽ phải đối mặt với các dịch bệnh từ động vật lây sang người rất lớn, đặc biệt là những dịch bệnh do siêu vi trùng gây ra. Cho nên, lĩnh vực thú y và khoa học thú y ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội ngày nay. Trong những năm gần đây, chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh và ổn định nhất. Đặc biệt, trong thời kì dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng sâu, rộng đến nền kinh tế của toàn thế giới, lĩnh vực nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành chăn nuôi phát triển  tốt như vậy một phần là nhờ có sự đóng góp quan trọng của ngành thú y, cụ thể: Dịch bệnh động vật trên cạn được kiểm soát tốt liên tục trong nhiều năm qua. Gần đây, một số dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục ở bò đã phát sinh và gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi nhưng đều đã được khống chế và kiểm soát nhanh chóng giúp ngành chăn nuôi hồi phục và phát triển. Vấn đề vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm được bảo đảm, chế tài xử lý vi phạm trong công tác thú y đủ mạnh và được thực hiện một cách nghiêm minh, tạo niềm tin cho thị trường tiêu thụ, bảo vệ thị trường trong nước, đẩy mạnh xuấtkhẩu. Từ năm 2013 đến nay, để tiếp tục tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng với thế giới, giữ vững thị trường trong nước, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu, Ngành Thú y đã chủ động hội nhập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, có tính chiến lược, khoa học và phù hợp với thông lệ quốctế. Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm, là cửa ngõ của vùng Bắc Trung Bộ. Trường ĐạihọcVinh mộttrongnhữngTrường Đại học lớn, nằm trên khuvựcBắcTrungBộcủa Việt Nam.

Sứ mạng của Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt sự phát triển giáo dục và đào tạo của khu vực Bắc Trung Bộ; là trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của quốc gia và quốc tếTrước thực tế đó, ngày 28/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến định hướng phát triển trường Đại học Vinh là “Đầu tư nâng cấp trường đại học Vinh trở thành trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế”. Để thực hiện mục tiêu sứ mạng đó, Nhà trường đã đang tập trungmở rộng quy mô cùng với thường xuyên, liên tục nâng cao chất lượng đào tạo.Nhà trường luôn tìm các biện pháp đổi mới hiện đại hoá nội dung, chương trình,phương pháp giảng dạy sở vật chất. Trường Đại học Vinh có nhiệm vụ thực hiện hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm đóng góp cho sự phát triển giáo dục của địa phương đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện trong giáo dục. Chính vì vậy, Trường Đại học Vinh không chỉ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo Cửnhân phạm, còn mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân trong các lĩnh vực khác, trong đó có ngành thú y để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiệnnay. Với truyền thống 63 năm đào tạo, Trường đại học Vinh luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo tất cả các ngành để khẳng định uy tín và thương hiệu mình. Đặc biệt, ngày 14/03/2018, Trường Đại học Vinh chính thức trở thành thành viên Hiệp hội CDIO quốc tế. Đây là một thành công và là bước tiến quan trọng của Trường Đại học Vinh khi tiếp cận mô hình đào tạo tiên tiến CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Chính sách chất lượng của Trường là “không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới chương trình đào tạo, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và tạo điều kiện tốt nhất cho người học; nâng cao hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và tham gia kiểm định chất lượng định kì”· Trường Đại học Vinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở mã ngành đào tạo chăn nuôi từ năm 2016. Sau 4 năm đào tạo, đội ngũ giảng dạy chuyên ngành chăn nuôi đã có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành của sinh viên đã tương đối đảm bảo. Chính vì vậy, việc mở ngành đào tạo kỹ sư Thú y vừa phù hợp với chiến lược phát triển của trường Đại học Vinh, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của xãhội.

Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, quốc gia:

Khu vực Bắc Trung bộ có trên 10 triệu dân, con em nhân dân rất hiếu học, hiện tại có tới 2175 phường xã và hàng trăm huyện, thị xã, cơ quan ban ngành từ huyện đến tỉnh, nhưng hầu hết các địa phương trên còn rất thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhất là cán bộ thú đang rất thiếu ở các địa phương, đặc biệt là các xã miền núi, vùng cao. Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp và các cơ sở đào tạo đã có nhiều cố gắng, nhưng nguồn nhân lực cán bộ thú y phục vụ trong lĩnh vực chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thú y có nhiều chuyển biến, nhưng do các cơ sở đào tạo ngành thú y đảm bảo chất lượng đang còn ít, quy mô đào tạo còn hạn chế nên nguồn nhân lực cán bộ thu y chất lượng cao để phát triển chăn nuôi tại địa phương vẫn còn thiếu và yếu. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô khoảng 29 - 30 triệu con, trong đó đàn lợn nái khoảng 2,5 - 2,8 triệu con; đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%. Đối với gia cầm, phát triển theo phương thức công nghiệp. Tổng đàn gà có mặt thường xuyên khoảng 400 - 450 triệu con, trong đó ít nhất 60% nuôi theo phương thức công nghiệp… Để đáp ứng được mục tiêu trên đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ sư chăn nuôi, bác sỹ thú y đủ số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu các địa phương và doanh nghiệp trong cả nước.

Phòng Đào tạo