KẾ HOẠCH
Thực hiện tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư
phạm
và tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm năm
học 2016 - 2017
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Căn cứ Quyết định số 1443/QĐ-BGDĐT ngày 23/04/2013 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Hội thi Nghiệp vụ sư
phạm - Văn nghệ - Thể dục thể thao của học sinh, sinh viên các trường sư phạm,
Nhà trường ban hành kế hoạch thực hiện tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm và Hội
thi Nghiệp vụ sư phạm năm học 2016 - 2017 như sau:
A. THÁNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
1. Mục đích yêu cầu
- Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong
giảng viên, học sinh và sinh viên.
- Rèn luyện các kỹ năng thực hành sư phạm, thúc đẩy các
hoạt động văn hoá, văn nghệ và tăng cường hiểu biết, giao lưu, học tập kinh
nghiệm lẫn nhau, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên sư
phạm;
- Góp phần thực hiện tốt cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo" và hưởng ứng phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" của ngành Giáo dục.
2. Nội dung
- Tổ chức cho giảng viên
thao giảng, dự giờ, thăm lớp.
- Tổ chức cho sinh viên các
khóa thực hiện các nội dung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp sư phạm gồm: Kỹ năng
giao tiếp, tổ chức lớp học, kỹ năng nói,viết bảng, sử dụng và làm đồ dùng dạy
học, xử lý tình huống sư phạm, thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh, ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Tổ chức cho sinh viên năm
thứ 3 ngành sư phạm đi kiến tập sư phạm.
- Tổ chức tập giảng, đánh
giá kết quả tập giảng cho sinh viên năm cuối, chuẩn bị đi thực tập sư phạm;
- Giảng viên phụ trách tập
giảng gửi phiếu đánh giá kết quả tập giảng về phòng Đào tạo để thuận lợi cho
việc phân đoàn thực tập (có mẫu phiếu kèm
theo).
B. HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
1. Đối tượng, điều kiện dự thi và
cách thức tổ chức
1.1. Đối tượng dự thi
-
Sinh viên hệ chính quy ngành sư phạm và sinh viên học ngành 2 sư phạm.
- Mỗi
lớp sinh viên hoặc mỗi khối lớp thuộc đối tượng nêu trên được thành lập thành
một đội tuyển gồm 5 thành viên để dự thi Nghiệp vụ sư phạm.
1.2. Điều kiện dự thi
- Sinh viên
có đủ sức khỏe, có điểm rèn luyện loại khá trở lên và điểm trung bình chung học
tập từ 2.0 trở lên (lấy kết quả năm học
2015 - 2016).
- Trang phục:
+ Đối với nữ: trang phục áo dài, giầy hoặc dép có quai
hậu;
+ Đối với nam: quần âu, áo sơ mi (dài hoặc ngắn tay), cà vạt, áo bỏ trong quần, giầy hoặc dép có
quai hậu.
1.3. Cách thức tổ chức Hội thi
- Năm học 2016 - 2017 tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư
phạm qua 2 cấp (cấp khoa và cấp trường);
- Các khoa quy định cách thức tổ chức Hội thi Nghiệp
vụ sư phạm theo điều lệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Các nội
dung thi
2.1. Màn chào hỏi (Mỗi
đội tự chọn 1 trong các hình thức: Tiểu phẩm; Thuyết trình...; để giới thiệu sở
trường, sở đoản của các thành viên trong đội và lý do tham gia);
2.2.
Hiểu biết sư phạm;
2.3.
Xử lý tình huống sư phạm;
2.4.
Hùng biện;
2.5.
Thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh;
2.6.
Thi giảng (dành cho sinh viên năm thứ 4);
2.7.
Thiết bị dạy học tự làm.
Riêng
đối với ngành Giáo dục tiểu học có thêm nội dung đọc diễn cảm; ngành Giáo dục
mầm non có thêm nội dung kể chuyện.
Nội dung thi phải đảm bảo:
+ Phản ánh được các chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội
dung, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học; các định hướng đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2016.
+ Phản ánh được các đặc trưng của ngành sư phạm; thể
hiện được các kiến thức, kỹ năng và năng lực nghề nghiệp của nhà giáo tương lai
trong việc xử lý các quan hệ: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh; Mối quan
hệ giữa học sinh với nhau; Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh;
Mối quan hệ đồng nghiệp; Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Phản ánh được các cuộc vận động và phong trào thi
đua hiện nay của ngành giáo dục;
- Phản ánh được các vấn đề về giáo dục mà xã hội đang
quan tâm: Xây dựng văn hoá học đường; chống các tệ nạn xã hội; chấp hành an
toàn giao thông; bảo vệ môi trường; đổi mới nội dung, chương trình sách giáo
khoa và phương pháp dạy học…
Riêng nội dung viết bảng các khoa có thể tích hợp vào
các nội dung thi khác phù hợp.
Ban Chủ nhiệm
các khoa đào tạo duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung thi của đơn vị mình.
3. Hình thức, thời gian đối với các nội dung thi
3.1.
Hình thức đối với các nội dung thi
- Màn
chào hỏi: Ngắn gọn, gắn liền với nội dung Hội thi, có tính giáo dục cao, giới
thiệu về đội mình...
- Thi
hiểu biết sư phạm: Ban tổ chức chuẩn bị gói câu hỏi (20 câu) trong đó có 04 câu
hỏi bằng tiếng Anh. Các đội bốc thăm và trả lời theo hình thức trắc nghiệm. Ban
giám khảo căn cứ vào đáp án để đánh giá điểm cho từng đội.
- Thi
xử lý tình huống sư phạm: Thi theo hình thức đối đáp vòng quanh, mỗi đội nêu
một tình huống sư phạm yêu cầu đội bạn đưa ra cách xử lý, sau khi đội bạn trả
lời, đội nêu tình huống sẽ đưa ra đáp án của đội mình.
- Thi
thuyết trình: Nội dung thuyết trình theo các chủ đề sau:
+ Chủ đề 1: Sinh viên sư phạm đối với nghề dạy học
hiện nay.
+ Chủ đề 2: Chuẩn mực đạo đức nghề dạy học trong xã
hội hiện đại.
+ Chủ đề 3: Sinh viên sư phạm với đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội
đang bức xúc hiện nay: An toàn thực phẩm, HIV; Vi phạm an toàn giao thông; Bảo
vệ môi trường, mạng xã hội với sinh viên, ma túy, HIV.
Mỗi
đội thi sẽ bắt thăm chủ đề thuyết trình và trình bày.
- Thi
thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh: Hoạt
động giáo dục có thể được thiết kế với các hình thức: thảo luận chuyên đề, giao
lưu với người trong cuộc, hội thi (văn
nghệ, hiểu biết, thanh lịch...), trò chơi dân gian…hoặc hình thức hỗn hợp,
gồm các chủ đề sau:
+ Chủ đề 1: Nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh với
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế.
+ Chủ đề 2: Học sinh bảo vệ môi trường.
+ Chủ đề 3: Học sinh rèn luyện đạo đức lối sống.
-
Thi và chấm thi
thiết kế hoạt động giáo dục theo quy định sau: Mỗi đội gồm 5 thí sinh cùng
thiết kế một hoạt động giáo dục theo chủ đề do đại diện thí sinh bắt thăm. Đội
dự thi nộp bản cứng thiết kế hoạt động giáo dục được in phát đến từng thành
viên giám khảo.
- Đội thi trình bày thiết kế hoạt động giáo dục trong
khoảng 5- 7 phút, yêu cầu:
+ Nêu được bản chất hoạt động mà giáo án đã thiết kế:
Nội dung, ý nghĩa…
+ Nêu được tính tổ chức cao của hoạt động: có kế hoạch
rõ ràng, các bước tiến hành chặt chẽ, sự điều khiển của giáo viên và cán bộ lớp
phù hợp, có hiệu quả…
+ Nêu khái quát kết quả dự kiến bằng những hình ảnh
minh họa sinh động.
- Trình bày thiết kế hoạt động giáo dục trên màn hình
cần được phối hợp nhịp nhàng. Người tham gia trình diễn có thể là toàn đội hoặc
toàn đội + một số thành viên khác của đơn vị. Người trình bày thiết kế hoạt
động giáo dục do đội chọn.
- Chấm: Ban giám khảo kết hợp xem xét chấm điểm dựa
trên bản cứng thiết kế hoạt động giáo dục với phần trình bày trên màn hình.
- Thi
thiết bị dạy học tự làm: Mỗi đội dự thi chuẩn bị 1 thiết bị dạy học tự làm và
được trưng bày tại khu vực quy định. Đại diện thí sinh của từng đội sẽ thuyết
minh về ý nghĩa, cách làm, cách sử dụng thiết bị dạy học dự thi.
3.2.Thời
gian đối với các nội dung thi
- Thời gian để mỗi đội trình diễn màn chào hỏi và giới
thiệu về đội thi tối đa là 05 phút, nếu vượt quá thời gian quy định 1 phút sẽ
không trao giải màn chào hỏi.
- Thi
hiểu biết sư phạm: Mỗi đội trả lời 20 câu hỏi, sau mỗi câu hỏi các đội có 30
giây chuẩn bị, 5 giây để đưa ra đáp án.
- Thi
xử lý tình huống sư phạm: Sau khi đội bạn đưa ra câu hỏi, mỗi đội có 1 phút
thảo luận trước khi trả lời. Trả lời trong thời gian không quá 5 phút. Nếu vượt
quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm theo nguyên tắc: quá mỗi phút trừ 1 điểm.
- Thi thuyết trình: Mỗi thí sinh được chuẩn bị trong
thời gian 1 phút và được trình bày trong thời gian tối đa là 5 phút. Nếu vượt
quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm theo nguyên tắc: quá mỗi phút trừ 1 điểm.
- Thi
thiết bị dạy học tự làm: Đại diện mỗi đội thuyết minh về thiết bị dạy học của
đội mình trong thời gian tối đa là 10 phút. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ
bị trừ điểm theo nguyên tắc: quá mỗi phút trừ 1 điểm.
3.3. Ban giám khảo, cách tính điểm và xếp hạng nội
dung thi.
a) Ban giám
khảo và phương pháp đánh giá cho điểm
- Ban Giám khảo: Ban Giám khảo mỗi nội dung thi gồm từ
3 đến 5 người, trong đó có 1 Trưởng Ban giám khảo. Giúp việc Ban Giám khảo có 2
Thư ký.
- Phương pháp đánh giá và cho điểm: Từng thành viên
Ban Giám khảo cho điểm độc lập và công khai ngay sau khi các đội hoàn thành các
nội dung thi. Thư ký Ban Giám khảo chịu trách nhiệm tổng hợp và tính kết quả
cuối cùng cho mỗi đội.
b) Cách tính
điểm và xếp hạng, trao giải
- Cách tính điểm: Điểm thi được chấm theo thang điểm
10 (tính đến điểm lẻ 0,1). Điểm thi
của từng đội ở từng nội dung thi là điểm trung bình cộng của các thành viên Ban
Giám khảo. Khi có Giám khảo chấm lệch so với điểm trung bình cộng nêu trên lớn
hơn 1 điểm thì sẽ bỏ điểm chấm lệch đó và điểm thi được tính là điểm trung bình
cộng của các Giám khảo còn lại.
- Xếp hạng:
+ Từng nội dung sẽ được xếp hạng Nhất, Nhì, Ba... để
trao giải theo nội dung.
+ Điểm tổng của đội tuyển là tổng số điểm của đội đó ở
tất cả các nội dung thi.
+ Xếp hạng Nhất, Nhì, Ba theo thứ tự điểm tổng hợp từ
cao xuống thấp.
c) Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi
Thời gian tổ chức Hội thi cấp
Khoa bắt đầu từ ngày 10/11/2016 đến hết ngày 10/12/2016; cấp Trường từ ngày
11/12/2016 đến hết ngày 31/12/2016. Đề nghị các khoa nộp kết hoạch và thời gian
cụ thể về Trường (qua phòng Đào tạo)
để Nhà trường sắp xếp và bố trí Hội trường chậm nhất đến hết ngày 08/11/2016.
d) Kinh phí
Ban tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp khoa lập kế
hoạch tổ chức Hội thi và dự trù kinh phí theo các mục cụ thể nói trên gửi về
Phòng kế hoạch tài chính trước ngày 10/11/2016 để Nhà trường xét duyệt chi.
e) Báo cáo
kết quả Hội thi
Sau khi kết thúc Hội thi, Ban tổ chức Hội thi cấp khoa
báo cáo kết quả về trường (qua Phòng Đào
tạo) gồm: Bản báo cáo tổng kết; danh sách đề nghị khen thưởng.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Đào tạo
Đơn vị đầu mối về công
tác tổ chức triển khai và thực hiện Tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện các nội dung.
- Phối hợp với các Khoa đào tạo, Trung tâm Thực
hành - Thí nghiệm, các Phòng ban chức năng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên,
Trung tâm Đào tạo liên tục triển khai công tác Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm và Hội thi.
- Tổ chức Hội nghị triển
khai, tổng kết thángRèn luyện Nghiệp vụ sư phạm.
- Phối hợp với phòng Kế hoạch - Tài chính xây dựng định mức kinh phí tháng
Rèn luyện Nghiệp
vụ sư phạm và Hội thi theo các quy
định hiện hành của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.
2. Phòng Hành chính tổng hợp
- Phối hợp với phòng Đào
tạo chuẩn bị Hội trường, cơ sở vật chất, nước uống và công tác tổ chức cho các
đêm thi tại Hội trường .
- Gửi giấy mời cho các
khách mời, các doanh nghiệp quan tâm.
3. Phòng Công tác chính trị - Học sinh, sinh viên
- Chủ trì và phối hợp với
các khoa, bộ môn, các trung tâm, Trợ lý quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Trung tâm
Đào tạo liên tục làm tốt công tác tư tưởng chính trị, công tác quản lý sinh
viên.
- Tổ chức tuyên truyền
tháng Rèn
luyện Nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm.
4. Phòng Kế hoạch - Tài chính
Chủ trì và phối hợp với Phòng Đào
tạo xây dựng định mức, dự trù kinh phí, cấp kinh phí kịp thời cho tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm và Hội thi.
5. Phòng Quản trị và Đầu tư, Phòng Bảo vệ
- Chuẩn bị cơ sở vật chất
bao gồm: Phòng
học, sân tập
có đầy đủ âm thanh, ánh sáng phục vụ cho tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm và
Hội thi.
- Đảm bảo công tác an
ninh trật tự trong tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm và Hội thi.
6. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Trung tâm Đào
tạo liên tục
Phối hợp với các chi
Đoàn, chi Hội tổ chức tốt tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm và Hội thi.
7. Các khoa đào tạo ngành
sư phạm
- Tổ chức thao giảng cho giảng viên, dự giờ thăm lớp;
đăng ký giảng viên thao giảng cấp trường (Qua phòng Đào tạo để lên lịch)
- Chỉ đạo Bộ môn Phương pháp giảng dạy tổ chức thực hiện
tốt các nội dung RLNVSP, xây dựng kế hoạch, lịch tập giảng cho sinh viên, cử
cán bộ có kinh nghiệm hướng dẫn tập giảng cho sinh viên và khuyến khích cán bộ
trong khoa dự giờ đánh giá sinh viên;
- Sinh viên trước khi tập
giảng phải chuẩn bị nghiêm túc giáo án, đồ dùng dạy học, trang phục và đảm bảo
đúng lịch, thời gian tập giảng, sau giờ tập giảng phải rút kinh nghiệm, chỉ rõ
điểm mạnh điểm yếu bài giảng của sinh viên.
- Khoa Giáo dục tổ chức
đợt kiến tập sư phạm tại các trường phổ thông cho sinh viên năm thứ 3 từ ngày 07/11/2016
đến ngày 20/11/2016.
Trên đây là kế hoạch thực
hiện tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm năm học
2016 - 2017. Nhà trường yêu cầu Trưởng các đơn vị, Trưởng các khoa đào tạo
nghiêm túc triển khai thực hiện.