Thực hiện kế hoạch số 52/KH-ĐHV ngày 07/12/2017 về việc triển khai kế hoạch công tác Thực tập tốt nghiệp quyết định số 115/QĐ-ĐHV ngày 18/01/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đã gửi 971 sinh viên của 13 ngành đào tạo sư phạm đi thực tập cuối khóa, trong đó có: 740 sinh viên sư phạm thực tập tại 33 trường THPT và231 sinh viên ngành GD Mầm non và GD Tiểu học thực tập tại 7 trường Mầm non và 6 trường Tiểu học tại thành phố Vinh. Thực tập sư phạm (TTSP) tại 46 trường phổ thông các cấp thuộc 4 tỉnh: Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh theo phương thức gửi thẳng, cụ thể như sau:

 

TT

Đơn vị

Số trường

Số sinh viên

Ghi chú

1

Sở GD&ĐT Nghệ An

17

396

 

2

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

6

148

 

3

Sở GD&ĐT Thanh Hóa

5

101

 

4

Sở GD&ĐT Ninh Bình

5

95

 

5

Phòng GD&ĐT TP Vinh

13

231

 

Tổng

46

971

 

                             

Thời gian TTSP tiến hành trong 8 tuần lễ từ ngày 26/02/2017 đến ngày 22/04/2017.

Đánh giá chung về thực tập sư phạm

- Tổng số sinh viên theo Quyết định: 971

- Được đánh giá: 961 sinh viên, trong đó:

+ Tại trường THPT có 735 sinh viên được đánh giá 4410 tiết giảng dạy và 4410 tiết giáo dục.

+ Tại trường Tiểu học có 101 sinh viên được đánh giá 808 tiết giảng dạy và 808 tiết giáo dục.

+ Tại trường Mầm non có 125 sinh viên được đánh giá 1000 tiết giảng dạy và 1000 tiết giáo dục.

Đánh giá Hoạt động giáo dục:

            - Ý thức chấp hành kỷ luật của sinh viên nói chung tốt: Sinh viên đến trường phổ thông đúng ngày giờ quy định, thực hiện nghiêm túc nội quy TTSP, nội quy của trường phổ thông; Tác phong chững chạc, đảm bảo an toàn giao thông.

            - Phẩm chất đạo đức tốt, tính tự lực cao: nhiệt tình, chăm chỉ, chịu khó học hỏi, bám lớp, bám trường, tìm hiểu tình hình thực tế nhà trường phổ thông, địa phương, tình hình học sinh, định hướng tốt cho công tác thực tập giáo dục của mình.

            - Sinh viên nắm được nội dung công việc, năng động, nhạy bén xử lý tình huống giáo dục, nhiều sinh viên có tinh thần trách nhiệm cao đối với lớp chủ nhiệm và có năng lực quản lý lớp và tổ chức hoạt động tập thể.

            - Tham gia nghiên cứu và giáo dục học sinh cá biệt, bồi dưỡng học sinh khá, phụ đạo cho học sinh yếu kém.

            - Tham gia tích cực các hoạt động trong các ngày lễ 8/3 và 26/3. Các đoàn đã tích cực tham gia động viên phong trào hát và thi văn nghệ, thể dục thể thao.

- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, góp phần thúc đẩy các hoạt động của Nhà trường sôi nổi. Các lớp có giáo sinh thực tập sư phạm đã có nhiều phong trào tốt, góp phần phản ánh sự đầu tư giàu trách nhiệm của giáo sinh.

            - Dân vận: Quan hệ tốt với địa phương, cán bộ giáo viên nhà trường, phụ huynh và học sinh. Các Sở, Trường đánh giá cao ý thức dân vận của sinh viên, để lại những tình cảm tốt đẹp nơi sở tại. (Sở GD tỉnh Nghệ An; Hà Tĩnh).

            - Một số ngành đã có định hướng đúng trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên như ngành Sư phạm Toán, giáo dục Tiểu học, giáo dục Mầm non nên sinh viên đã thể hiện được vững vàng, chững chạc, thích ứng, bắt nhịp nhanh với hoạt động của từng trường THPT, Mầm non và Tiểu học.

Đánh giá thực tập giảng dạy:

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, có ý thức học tập, cầu tiến bộ, biết tranh thủ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và ban chỉ đạo.

- Soạn bài, duyệt giáo án đúng quy định. Tham dự đầy đủ các giờ dạy mẫu của tổ chuyên môn.

- Tập giảng trước nhóm, nhiều đoàn tranh thủ sự tạo điều kiện của trường THPT đã lên kế hoạch tập giảng cho sinh viên cả ngày lẫn đêm (THPT Yên Thành 2, Nam Đàn 1, Nam Yên Thành...).

- Có ý thức tốt trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học.

- Đa số sinh viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, bám sát sách giáo khoa.

- Tác phong chững chạc tự tin.

- Phần lớn đã biết ứng dụng CNTT trong giảng bài tiến bộ hơn các năm trước.

- Cuối đợt TTSP sinh viên có nhiều tiến bộ trong công tác thực tập, đặc biệt trong thực tập giảng dạy (đặc biệt như ở trường THPT Nam Yên Thành có 03 sinh viên ngành SP Toán nếu được nhận thì nhận cả 3 sinh viên “phát biểu tại Hội nghị tổng kết TTSP của Ban chỉ đạo Trường THPT Nam Yên Thành”...

            Hạn chế thực tập giáo dục:

Một số sinh viên còn hạn chế xây dựng kế hoạch công tác thực tập giáo dục, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoại khóa, lao động, tiếp. Việc nắm bắt đối tượng giáo dục còn lúng túng, rụt rè. Hoạt động bề nổi giữa các sinh viên không đều, đơn điệu.

            Một số giáo sinh nạp kế hoạch chậm, năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, điều hành sinh hoạt lớp, kỹ năng diễn đạt trước lớp còn yếu  (Sở GD&ĐT Thanh Hoá, Nghệ An). Nhiều giáo sinh chưa chủ động liên hệ với giáo viên hướng dẫn (SGD &ĐT Ninh Bình).

            Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống một số sinh viên còn yếu. Hiểu biết về nhà trường, về người giáo viên, về giáo dục còn hạn chế. Một số giáo sinh chưa nhiệt tình, chưa biết bao quát lớp, không huy động được học sinh tham gia hoạt động.

            Thực tập giảng dạy:

- Qua Hội nghị tổng kết đại đa số ý kiến của các Ban chỉ đạo Tỉnh, Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng phụ trách TTSP phản ánh như sau:

- Kiến thức: Đáp ứng được so với yêu cầu.

- Phương Pháp: Phần lớn sử dụng phương pháp truyền thống, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm; còn lung túng trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; trong quá trình dạy học phát hiện và xử lý các tình huống dạy học chưa kịp thời và triệt để (4 tỉnh, thành phố).

- Kỹ năng: Một số SV dạy học nói dài, nói to, dùng từ địa phương, viết bảng và trình bày bảng xấu, thiếu tự tin, lệ thuộc nhiều về sách giáo khoa, một số sinh viên sử dụng Cộng nghệ thông tin trong soạn và giảng bài giảng điện tử còn hạn chế.

- Tiếp cận với chương trình đổi mới cấp học còn hạn chế.

Kết quả thực tập sư phạm

- Đối với các Trường THPT:

TT

Điểm

Số lượng sinh viên

Chiếm tỷ lệ %

Ghi chú

1

Từ: 8.50 điểm đến 10.0 điểm

371

50.45

 

2

Từ: 8.00 điểm đến 8.49 điểm

338

45.75

 

3

Từ: 7.00 điểm đến 7.99 điểm

24

3.70

 

4

Từ: 5.50 điểm đến 6.99 điểm

1

0.10

 

- Đối với các Trường Tiểu học và Mầm non:

+ Ngành Giáo dục Tiểu học:

TT

Điểm

Số lượng sinh viên

Chiếm tỷ lệ %

Ghi chú

1

Từ: 8.50 điểm đến 10.0 điểm

41

40.60

 

2

Từ: 8.00 điểm đến 8.49 điểm

34

33.70

 

3

Từ: 7.00 điểm đến 7.99 điểm

26

25.70

 

4

Từ: 5.50 điểm đến 6.99 điểm

0

0.0

 

+ Ngành Giáo dục Mầm non:

TT

Điểm

Số lượng sinh viên

Chiếm tỷ lệ %

Ghi chú

1

Từ: 8.50 điểm đến 10.0 điểm

43

34.40

 

2

Từ: 8.00 điểm đến 8.49 điểm

50

40.00

 

3

Từ: 7.00 điểm đến 7.99 điểm

28

22.40

 

4

Từ: 5.50 điểm đến 6.99 điểm

4

3.20

 

 

Các Trường THPT/Sở GD&ĐT/Phòng GD&ĐT kiến nghị với trường ĐH Vinh:

            -  Trường Đại học Vinh tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sống cho sinh viên; sử dụng tiếng phổ thông chuẩn khi lên lớp, khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động lao động, ngoại khóa,…;

            - Cần cho sinh viên tiếp cận nhiều với chương trình giáo dục phổ thông nhất là chương trình đổi mới; Bồi dưỡng phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm; cung cấp cho sinh viên kiến thức chuẩn, chính xác, giáo dục lòng yêu nghề; cách trình bày bảng, (Sở GD&ĐT Thanh Hoá, Ninh Bình);

            - Tăng cường năng lực tổ chức và trang bị kiến thức cho sinh viên về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở phổ thông. Công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông hiện nay rất phong phú.

            - Việc áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử, bài giảng điện tử và các hoạt động khác của sinh viên còn yếu (Sở GD Thanh Hoá, Nghệ An );

            - Tăng kinh phí cho thực tập sư phạm: Hiện nay 1 tiết hướng dẫn trường Đại học Vinh thanh toán 30.000 đồng là thấp, 4 Sở GD&ĐT: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình và Hà Tĩnh đề nghị trường ĐH Vinh tiếp cận được mặt bằng kinh phí các trường đào tạo sư phạm khác.

            - Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh đề nghị cần có cuộc họp thống nhất nội dung và kinh phí (dạng như hợp đồng) trước khi họp triển khai thực tập sư phạm tại các trường THPT.

            - Tăng cường cho sinh viên làm đồ dùng dạy học, tiếp cận nhiều hơn với thực tiễn đổi mới ở trường phổ thông.

            Kiến nghị của Ban chỉ đạo TTSP

Căn cứ vào bản dự thảo Quy chế đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông; căn cứ vào tình hình thực tế của Trường Đại học Vinh về đào tạo các ngành sư phạm:

1. Tăng thời gian học kỹ năng mềm cho sinh viên, điều chỉnh nội dung kiến tập sư phạm theo hướng tăng cường công tác chủ nhiệm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, hoạt động tập thể, luyện giọng nói…

2. Tổ chức cho sinh viên dự giờ giảng dạy tại các trường phổ thông song song với việc học các bộ môn về nghiệp vụ sư phạm; tăng cường công tác tập giảng có duyệt giáo án, lượng hóa giờ tập giảng của sinh viên (6 tiết/1 sinh viên, trong đó 3 tiết đánh giá lấy kết quả).

3. Giảng viên tham gia đào tạo giáo viên sư phạm cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn,  kiểm tra và dự giờ sinh viên thực tập tại các trường phổ thông.

4. Tăng kinh phí cho thực tập sư phạm, hiện nay nhà trường cấp 80% kinh phí theo khung học phí cho thực tập nên:

- Phòng Đào tạo, phòng Kế hoạch - Tài chính nghiên cứu các chính sách cho cán bộ, giáo viên hướng dẫn dạy học cho sinh viên tại các trường phổ thông và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trình Ban Giám hiệu, hội đồng chính sách Nhà trường quyết định để đảm bảo kinh phí cho hoạt động TTSP.

- Kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên các trường Phổ thông đã thấp lại còn nhận kinh phí chậm vì 1 số Trường sai tài khoản khi chuyển khoản, Ngân hàng trả lại chậm dẫn đến các trường nhận kinh phí chậm.

5. Bộ môn phương pháp giảng dạy cần cập nhật nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên môn để giảng dạy sát thực tế hơn. Ban chủ nhiệm các khoa/viện cần có kế hoạch cụ thể cho tổ PPGD tìm hiểu, tiếp cận tình hình thực tế đổi mới PPGD ở trường phổ thông để giảng dạy sinh viên sát thực. Hàng năm cử cán bộ về các trường THPT, Tham gia Hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo/ sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

6. Nhà trường nên phân công một số giờ dạy ở trường THPT chuyên cho giảng viên bộ môn PPGD để khai thác nguồn nhân công và tăng mức độ thực tiễn cho giảng viên PPGD nhằm nâng cao năng lực cho Giảng viên cũng như có sự gắn kết chặt chẽ giữa bộ môn PPGD với trường THPT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm.

7. Mở rộng mạng lưới rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, THPT; Phòng Đào tạo và các khoa/viện có đào tạo sư phạm xây dựng  phòng học thông minh tại Trường THPT chuyên, Trường THSP để sinh viên sư phạm được thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

            8. Nhà trường cần tổ chức Hội nghị tổng kết TTSP các trường có sinh viên TTSP của 4 tỉnh tại trường Đại học Vinh hoặc một địa điểm phù hợp khác để tổng kết, trao đổi, rút kinh nghiệm đề xuất các giải pháp về nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên./.