Kiến tập sư phạm (KTSP) là học phần ghép từ hai nội dung: Thực hành tổng hợp về Tâm lý học và Giáo dục học, thực hiện trong 2 tuần lễ. Khối lượng kiến thức của học phần Kiến tập sư phạm là 1 tín chỉ.

I. MỤC TIÊU

Kiến tập sư phạm phải đạt được các mục tiêu sau đây:

1. Kiến thức:

- Hiểu biết về thực tế nhà trường trung học phổ thông trên tất cả các mặt: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp.

- Hiểu biết về việc quán triệt các quan điểm giáo dục của Đảng, thể hiện trong các Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ tư (khóa VII), lần thứ hai (khóa VIII) và lần thứ 8 (khóa XI).

2. Kỹ năng:

- Vận dụng được những kiến thức về Tâm lý học - Giáo dục học vào việc tìm hiểu học sinh, các hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường, công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp, sự phối hợp các lực lượng giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.

- Làm quen với công tác giảng dạy một môn học ở trường trung học phổ thông, theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

- Tạo cơ sở ban đầu cho việc hình một số kỹ năng sư phạm cần thiết: kỹ năng dạy học, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng điều khiển, lãnh đạo một tập thể học sinh, kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng giải quyết các tình huống giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục...

3. Thái độ:

- Hình thành và củng cố tình cảm nghề nghiệp: yêu nghề, yêu trẻ.

- Bồi dưỡng tác phong mẫu mực, bản lĩnh sư phạm của nhà giáo.

II. NỘI DUNG

Nội dung "Kiến tập sư phạm" cần được triển khai dựa trên 3 chủ đề: tìm hiểu và nghiên cứu KHGD, giáo dục  học sinh và làm quen với hoạt động giảng dạy .

CHỦ ĐỀ 1: TÌM HIỂU THỰC TIỄN GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU KHGD

Hoạt  động 1: Tìm hiểu nhà trường phổ thông

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin về nội dung hoat động 1:

Nôi dung tìm hiểu trường phổ thông bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức của nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên (số lượng, chất lượng).

- Việc tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường (dạy học, giáo dục học sinh, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, văn hóa - thể thao).

- Sự quán triệt quan điểm của Đảng trong đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường (chủ trương, biện pháp, kết quả...)

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 1

Thu hoạch ở sổ KTSP:

- Biểu diễn bằng sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của nhà trường, đội ngũ giáo viên (số lượng, chất lượng).

- Ghi nhận xét của cá nhân vào sổ KTSP về: việc tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường (dạy học, giáo dục học sinh, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, văn hóa - thể thao). Sự quán triệt quan điểm của Đảng trong đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu công tác quản lý của nhà trường

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin về nội dung hoat động 2:

Tìm hiểu công tác quản lý của nhà trường:

- Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường;

- Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học - giáo dục của nhà trường;

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên (soạn giảng, lên lớp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,…);

- Quản lý  hoạt động học tập của học sinh;

- Quản lý các hoạt động giáo dục (hoạt động giáo dục đạo đức; hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp);

- Quản lý tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường;

- Quản lý việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 2

Chọn một vấn đề mà bạn cho là thành công trong công tác quản lý nhà trường của trường bạn đang kiến tập và viết bài luận tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của thành công đó vào sổ KTSP.

Hoạt động 3: Tìm hiểu người giáo viên chủ nhiệm lớp ở thực tiễn giáo dục

nhà trường phổ thông trung học

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin về nội dung cơ bản cho hoat động 3

- Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông.

- Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT (tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm; xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm; chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện; Kết hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm; đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp chủ nhiệm,...)

- Lập kế hoạch chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 3

Hãy hình dung về công việc chủ nhiệm lớp trong tương lai của bạn và viết cảm tưởng vào sổ KTSP.

Hoạt động 4: Tìm hiểu thực tiễn xây dựng tập thể học sinh

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 4

- Những con đường xây dựng tập thể học sinh: Xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong tập thể. Tổ chức hoạt động và giao lưu trong tập thể. Xác định viễn cảnh, xây dựng truyền thống và hình thành dư luận.

- Tìm hiểu quá trình phát triển tập thể học sinh, các con đường phát triển của tập thể học sinh về lý luận và thực tiễn lớp thực hành chủ nhiệm.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 4

Viết bài luận: Tìm hiểu quá trình phát triển tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, những ưu đểm và hạn chế đang có.

Hoạt động 5: Tìm hiểu thực tiễn kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội

trong công tác giáo dục học sinh

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 5

- Thực tiễn công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

- Thực tiễn công tác phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 5

Thăm gia đình một học sinh và viết kết quả tìm hiểu về sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục học sinh vào sổ kiến tập sư phạm.

Hoạt đông 6: Tìm hiểu tình hình hoạt động của học sinh lớp chủ nhiệm

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 6

- Tìm hiểu tình hình hoạt động của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm trên tất cả các mặt: học tập, đạo đức, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội  

- Tìm hiểu cá nhân học sinh: các học sinh xuất sắc ,các học sinh có hoàn cảnh bất thường, các học sinh cá biệt (nếu có).

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 6

- Ghi chép hoạt động dự giờ lớp chủ nhiệm ở sổ KTSP.

- Ghi chép về đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm ở sổ KTSP.

 

CHỦ ĐỀ 2:  HOẠT ĐỘNG  GIÁO DỤC HỌC SINH

Hoạt động 1: Thực hành công tác giáo viên chủ nhiệm

(Thực hành vào các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động tâp thể)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 1

- Thảo luận với các giáo sinh khác trong nhóm chủ nhiệm đ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong từng tuần lễ (hoàn thành kế hoạch tuần 1 vào ngày thứ 3 và tuần 2 vào ngày thứ 2 của tuần lễ).

- Phối hợp với các giáo sinh trong nhóm chủ nhiệm, với giáo viên sở tại để tổ chức tốt các sinh hoạt 15 phút đầu giờ với những nội dung cụ thể cho từng buổi.

- Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể học sinh do nhà trường, giáo viên sở tại tổ chức.

- Căn cứ vào kế hoạch chủ nhiệm đã xây dựng, tập độc lập tổ chức các hoat động cho nhóm hay tập thể học sinh.   

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 1

- Kết quả xếp hạng lớp chủ nhiệm.

- Các đầu việc, và hiệu quả mà sinh viên tham gia.

- Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm trường trung học phổ thông và các giáo sinh trong nhóm.

Hoạt động 2: Thiết kế các chủ điểm hoạt động ngoài giờ lên lớp cho

lớp chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông

(Thực hành vào thời gian không đến trường)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 2

- Tìm hiểu quy trình, các kỹ năng cần hình thành, các yêu cầu cần đạt khi thiết kế mô hình tổ chức các chủ điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) của một năm học.

- Thực hành thiết kể mô hình HĐGDNGLL với một chủ điểm mà nhóm chủ nhiệm tự chọn (thảo luận trong nhóm), cho môt khối bằng cách hoàn chỉnh bảng sau:

Tên của chủ điểm (do sinh viên tự chọn)

Các hoat động

Hình thưc của từng hoạt động

Thời gian

Dự kiến kêt quả

...................

...................

...................

HĐ1..............

HĐ 2.............

HĐ 3.............

.....................

.....................

.....................

.......................

........................

........................

.......................

........................

........................

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 2

Bài tập ở nhà: Viết chi tiết mô hình tổ chức một chủ điểm giáo dục ngoài giờ lên lớp cho một khối hoặc lớp mình đang chủ nhiệm dựa vào kế hoạch HĐGDNGLL ở mục 2 của phần thông tin cơ bản và dựa vào bảng.

Hoạt động 3: Thiết kế tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

(Thực hành vào thời gian không đến trường)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 3

- Tìm hiểu mục đích, yêu cầu thiết kế tiết HĐGDNGLL, nắm vững quy trình thiết kế các tiết HĐGDNGLL.  

- Thảo luận với nhóm chủ nhiệm thực hành thiết kế tiết HĐGDNGLL (mỗi nhóm chọn một tiết HĐGDNGLL để thực hành thiết kế).

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 3

Bản thiết kế tiết HĐGDNGLL (mỗi nhóm chọn một tiết HĐGDNGLL để thực hành thiết kế).

                   Hoạt động 4: Thực hành giáo dục học sinh chậm tiến

(Thực hành vào thời gian không đến trường và khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên...)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 4

Chọn một học sinh cá biệt (nếu có) hoặc một học sinh chậm tiến để:

+ Tìm hiểu đặc điểm ghi nhận xét về học sinh đó.

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục.

+ Phối hợp với nhóm chủ nhiệm (bản thân chịu trách nhiệm chính) để giáo dục giúp đỡ học sinh đó.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 4

- Bài tập thu hoạch.

- Kết quả hoạt động thực tiễn giáo dục học sinh chậm tiến.

                   Hoạt động 5: Thực hành giải quyết tình huống sư phạm

(Thực hành vào thời gian không đến trường và khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên...)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 5

Chọn một tình huống giáo dục đã gặp trong đợt KTSP để:

+ Tìm hiểu điều kiện thực tiễn xuất hiện tình huống đó.

+ Đề xuất cách giải quyết tình huống đó.

+ Trình bày cơ sở lý luân của cách giải quyết nó.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 5

- Bài tập thu hoạch.

- Hoạt động thực tiễn của sinh viên.

 

CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động1: Làm quen với hoạt động dạy học

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 1

- Tìm hiểu kế hoạch, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy môn học mà giáo sinh sẽ dạy ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới hiện nay.

- Dự một số giờ mẫu theo nhóm, nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm chung.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 1

-  Phiếu dự giờ cá nhân.

-  Phiếu dự giờ chung của nhóm.

Hoạt động 2:  Làm quen với việc soạn giáo án

(Thực hiện từ tuần đầu)

Thông tin nội dung cơ bản cho hoat động 2

- Tìm hiểu cách soạn giáo án do giáo viên phổ thông thực thi và soạn 2 giáo án dưới sự hướng dẫn của giáo viên phổ thông/nhóm.

- Dự giờ chuyên môn và tham khảo giáo án của giáo viên đang thực thi ở trường phổ thông để tìm hiểu cách thiết kế bài học (soạn giáo án).

- Nhờ giáo viên hướng dẫn chuyên môn giúp đỡ, chọn một bài học và tập thiết kế bài học đó.

Yêu cầu sản phẩm để đánh giá hoạt động 2

- Phiếu dự giờ.

- Giáo án.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Việc đánh giá kết quả Kiến tập sư phạm căn cứ trên kết quả hoạt động theo ba chủ đề trong nội dụng KTSP: tìm hiểu thực tiễn giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục, hoạt động  giáo dục học sinh, làm quen với hoạt động dạy học.

Cán bộ chỉ đạo của Trường Đại học Vinh và giáo viên hướng dẫn của trường phổ thông phối hợp đánh giá, xếp loại và cho điểm theo hướng dẫn ở phụ lục 1 (kèm theo văn bản này).

IV. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO

1. Thời gian Kiến tập sư phạm 

Từ ngày 6 tháng 11 năm 2017 đến ngày 19 tháng 11 năm 2017.

2. Địa bàn Kiến tập sư phạm: Theo quyết định thành lập các đoàn Kiến tập sư phạm.

3. Chỉ đạo chung Kiến tập sư phạm

- PGS.TS. Thái Văn Thành - Phó Hiệu trưởng.

- TS. Trần Bá Tiến - Trưởng phòng Đào tạo.

- TS. Nguyễn Ngọc Hiền - Trưởng khoa Giáo dục.

- TS. Nguyễn Thành Vinh - Phó Trưởng phòng Đào tạo.

- TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trợ lý đào tạo khoa Giáo dục.

- ThS. Phan Anh Hùng - Chuyên viên phòng Đào tạo.

4. Ban chỉ đạo Kiến tập sư phạm ở trường phổ thông

Mỗi trường phổ thông có sinh viên Kiến tập sư phạm được thành lập Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường phổ thông làm trưởng ban, đồng chí Trưởng đoàn hướng dẫn "Kiến tập sư phạm" làm phó ban, 1 - 2 uỷ viên là Phó Hiệu trưởng trường phổ thông và Bí thư  Đoàn trường.